Thiếu nữ Yên Bái 20 năm chật vật sống trong hình hài đàn ông
La Lam, cô sinh viên năm cuối trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội từng bị bạn bè ném đá, xịt lốp xe, từng tìm đến cái chết... vì khác biệt với mọi người.
"Tôi tên là Lò Đức Thọ, cái tên con trai tôi chẳng thích chút nào, bởi sâu thẳm trong tâm hồn tôi là một người con gái. Tôi muốn mọi người gọi tên tôi là La Lam. Tôi luôn muốn được mặc đồ con gái, được xúng xính trong chiếc váy truyền thống của con gái Thái quê tôi", La Lam, cô gái chuyển giới 21 tuổi vẫn thường hay nói về mình như vậy mỗi khi phải giới thiệu với ai.
Lam hiện là sinh viên năm cuối chuyên ngành Biên kịch điện ảnh, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Cô sinh ra trong một gia đình cận nghèo ở huyện Văn Chấn, Yên Bái. Cuộc sống của ba chị em Lam và những đứa trẻ ở đó chỉ quanh quẩn trong ngôi làng nhỏ, nơi trẻ con vẫn thường chạy chân đất, quần áo lấm bẩn, và nhiều đứa chỉ học đến cấp 2...
Hồi nhỏ, Lam thường chỉ chơi với các bạn nữ và thích chơi những trò như nhảy dây, đánh chuyền, bán đồ hàng... Bạn bè vẫn thường trêu Lam ẻo lả, yểu điệu nhưng cô không mấy quan tâm. Chỉ đến khi lên cấp 2, được tiếp xúc với internet, hiểu rõ về sự khác biệt của mình, Lam mới bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn. Tuy nhiên, cô vẫn không phân biệt được 2 khái niệm gay và chuyển giới, nên càng băn khoăn không biết mình là ai. Thời gian đó, cô cũng bị trêu chọc nhiều, những biệt danh "chị Thọ"; hay "bê đê", theo Lam trong suốt những năm học đó.
Lam xinh đẹp khi nuôi tóc dài, trang điểm như con gái.
La Lam hạnh phúc bên bạn trai Ngọc Anh.
"Tôi tên là Lò Đức Thọ, cái tên con trai tôi chẳng thích chút nào, bởi sâu thẳm trong tâm hồn tôi là một người con gái. Tôi muốn mọi người gọi tên tôi là La Lam. Tôi luôn muốn được mặc đồ con gái, được xúng xính trong chiếc váy truyền thống của con gái Thái quê tôi", La Lam, cô gái chuyển giới 21 tuổi vẫn thường hay nói về mình như vậy mỗi khi phải giới thiệu với ai.
Lam hiện là sinh viên năm cuối chuyên ngành Biên kịch điện ảnh, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Cô sinh ra trong một gia đình cận nghèo ở huyện Văn Chấn, Yên Bái. Cuộc sống của ba chị em Lam và những đứa trẻ ở đó chỉ quanh quẩn trong ngôi làng nhỏ, nơi trẻ con vẫn thường chạy chân đất, quần áo lấm bẩn, và nhiều đứa chỉ học đến cấp 2...
Hồi nhỏ, Lam thường chỉ chơi với các bạn nữ và thích chơi những trò như nhảy dây, đánh chuyền, bán đồ hàng... Bạn bè vẫn thường trêu Lam ẻo lả, yểu điệu nhưng cô không mấy quan tâm. Chỉ đến khi lên cấp 2, được tiếp xúc với internet, hiểu rõ về sự khác biệt của mình, Lam mới bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn. Tuy nhiên, cô vẫn không phân biệt được 2 khái niệm gay và chuyển giới, nên càng băn khoăn không biết mình là ai. Thời gian đó, cô cũng bị trêu chọc nhiều, những biệt danh "chị Thọ"; hay "bê đê", theo Lam trong suốt những năm học đó.
Đỉnh điểm của sự kỳ thị về giới tính là khi Lam học cấp 3. Cô bị tháo hơi xe, bị ném sỏi vào người, hay lúc học thể dục bị các bạn ném bóng vào đầu... Buồn bã nhưng Lam vẫn âm thầm chịu đựng, không dám nói với ai những băn khoăn về giới tính. Những buổi chiều tan học, Lam đạp xe ra một con suối, tâm sự với một tảng đá ở đó những điều thầm kín như "Tôi là ai"; "Tôi phải làm sao bây giờ"; "Tôi có thể trở thành con gái hay không"...
Không thể chia sẻ cùng ai, Lam rơi vào bế tắc, mất phương hướng. "Trong đầu tôi đã định tìm tới cái chết. Tôi lén xuống bếp tìm đến những lọ thuốc trừ sâu. Tôi bắt đầu ngửi được mùi hôi kinh khủng của thuốc khi mở nắp. Và rồi một cái giật mạnh của bố làm lọ thuốc tuột khỏi tay. Một cái tát của bố làm tôi bừng tỉnh, và suy nghĩ ngu xuẩn ấy cũng chấm dứt", Lam kể lại.
Dần dần sau đó qua mạng internet, Lam mới biết đến chuyện phẫu thuật chuyển giới. Thế nhưng chưa kịp vui mừng, cô đã biết là chi phí để phẫu thuật thành công có khi lên tới cả tỷ đồng. Đó thực sự là số tiền quá lớn với cô. Ý thức sâu sắc phải đổi đời, tìm công việc lương cao để có tiền chuyển giới, Lam đã rất chăm chỉ học hành và đỗ vào trường Sân khấu điện ảnh, dần hiện thực hóa ước mơ được viết lách, làm biên kịch từ ngày xưa.
Xuống Hà Nội, Lam quen được với nhiều người trong giới LBGT, nơi cô có thể thoải mái chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, và được tự do sống thật với giới tính của mình. Lam tham gia nhiều hoạt động của người đồng tính, với mong muốn được cảm thông và nhận được đồng cảm từ những người xung quanh. Ngày đầu tiên bước chân vào lớp, Lam đã tự tin giới thiệu mình là người chuyển giới. Rất may, bạn bè cô đều rất ủng hộ và không hề phân biệt đối xử.
Không thể chia sẻ cùng ai, Lam rơi vào bế tắc, mất phương hướng. "Trong đầu tôi đã định tìm tới cái chết. Tôi lén xuống bếp tìm đến những lọ thuốc trừ sâu. Tôi bắt đầu ngửi được mùi hôi kinh khủng của thuốc khi mở nắp. Và rồi một cái giật mạnh của bố làm lọ thuốc tuột khỏi tay. Một cái tát của bố làm tôi bừng tỉnh, và suy nghĩ ngu xuẩn ấy cũng chấm dứt", Lam kể lại.
Dần dần sau đó qua mạng internet, Lam mới biết đến chuyện phẫu thuật chuyển giới. Thế nhưng chưa kịp vui mừng, cô đã biết là chi phí để phẫu thuật thành công có khi lên tới cả tỷ đồng. Đó thực sự là số tiền quá lớn với cô. Ý thức sâu sắc phải đổi đời, tìm công việc lương cao để có tiền chuyển giới, Lam đã rất chăm chỉ học hành và đỗ vào trường Sân khấu điện ảnh, dần hiện thực hóa ước mơ được viết lách, làm biên kịch từ ngày xưa.
Xuống Hà Nội, Lam quen được với nhiều người trong giới LBGT, nơi cô có thể thoải mái chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, và được tự do sống thật với giới tính của mình. Lam tham gia nhiều hoạt động của người đồng tính, với mong muốn được cảm thông và nhận được đồng cảm từ những người xung quanh. Ngày đầu tiên bước chân vào lớp, Lam đã tự tin giới thiệu mình là người chuyển giới. Rất may, bạn bè cô đều rất ủng hộ và không hề phân biệt đối xử.
Lam xinh đẹp khi nuôi tóc dài, trang điểm như con gái.
Gia đình nghèo không hỗ trợ được nhiều nên ngay khi xuống Hà Nội, Lam phải tìm việc làm thêm. Cô xin chạy bàn ở nhiều quán cà phê, thậm chí ra cả các công trường xây dựng nhưng đều bị từ chối vì ngoại hình "chẳng giống nam cũng chẳng giống nữ"... Có nhiều người còn gợi ý cho cô làm công việc nhàn hạ với mức lương hấp dẫn, được sống với chính mình, một công việc ban đêm... nhưng cô từ chối. Với Lam, dù khó khăn thế nào, cô cũng không làm việc có lỗi với lương tâm và gia đình.
Nhiều lần, Lam phải tìm đến bệnh viện để bán máu trang trải cuộc sống sinh viên. Cầm trên tay số tiền vỏn vẹn khoảng 200 nghìn đồng, Lam ứa nước mắt. "Lắm lúc tôi nghĩ hay mình cứ cố gắng trở thành một người con trai bình thường như người ta. Nhưng tôi hiểu ra đó là một điều không thể, nếu làm như thế tôi sẽ mãi sống trong vỏ bọc này, không thể nào thoát ra", Lam chia sẻ.
Ngoài khó khăn về kinh tế, Lam còn gặp những tổn thương tinh thần rất lớn khi chuyện tình cảm cứ lần lượt tan vỡ. Có người con trai đến với cô chỉ như một cuộc chơi đùa, rồi rời bỏ một cách đau đớn, phũ phàng để cưới người con gái khác. Có lần cô còn phải giả vờ là gay để yêu một chàng trai gay khác, nhưng cô nhận ra việc đó chẳng thể kéo dài.
Lam thích mặc váy, trang điểm, đi giày cao gót nhưng hai năm đầu đại học, cô vẫn còn ngại ngùng, không dám đối diện với ánh mắt của người xung quanh. Cho đến năm thứ 3, khi Việt Nam cho phép xác định lại giới tính, Lam mới tự tin mặc đồ con gái ra đường.
"Nhiều người hỏi tôi sao mặc váy, trang điểm rồi mà không tiêm hay uống thuốc hoóc môn, nhưng tôi đâu có tiền, trang trải cuộc sống bình thường đã rất khó khăn rồi. Cho đến giờ tôi vẫn chưa tác động gì vào cơ thể mình", Lam nói.
Nhiều lần, Lam phải tìm đến bệnh viện để bán máu trang trải cuộc sống sinh viên. Cầm trên tay số tiền vỏn vẹn khoảng 200 nghìn đồng, Lam ứa nước mắt. "Lắm lúc tôi nghĩ hay mình cứ cố gắng trở thành một người con trai bình thường như người ta. Nhưng tôi hiểu ra đó là một điều không thể, nếu làm như thế tôi sẽ mãi sống trong vỏ bọc này, không thể nào thoát ra", Lam chia sẻ.
Ngoài khó khăn về kinh tế, Lam còn gặp những tổn thương tinh thần rất lớn khi chuyện tình cảm cứ lần lượt tan vỡ. Có người con trai đến với cô chỉ như một cuộc chơi đùa, rồi rời bỏ một cách đau đớn, phũ phàng để cưới người con gái khác. Có lần cô còn phải giả vờ là gay để yêu một chàng trai gay khác, nhưng cô nhận ra việc đó chẳng thể kéo dài.
Lam thích mặc váy, trang điểm, đi giày cao gót nhưng hai năm đầu đại học, cô vẫn còn ngại ngùng, không dám đối diện với ánh mắt của người xung quanh. Cho đến năm thứ 3, khi Việt Nam cho phép xác định lại giới tính, Lam mới tự tin mặc đồ con gái ra đường.
"Nhiều người hỏi tôi sao mặc váy, trang điểm rồi mà không tiêm hay uống thuốc hoóc môn, nhưng tôi đâu có tiền, trang trải cuộc sống bình thường đã rất khó khăn rồi. Cho đến giờ tôi vẫn chưa tác động gì vào cơ thể mình", Lam nói.
La Lam hạnh phúc bên bạn trai Ngọc Anh.
Cuối năm 2015, may mắn cũng mỉm cười với Lam khi cô quen Ngọc Anh, chàng sinh viên trường múa kém mình 2 tuổi. Chàng trai quê Điện Biên là người đàn ông bình thường, nhưng rất yêu Lam, bởi lối sống chân thành, yêu đời của cô.
Ngày Ngọc Anh mới công khai tình cảm với Lam, nhiều bạn bè của anh phản đối dữ dội. Họ nói thiếu gì con gái mà anh phải đi yêu người chuyển giới. Nhưng Ngọc Anh bỏ ngoài tai tất cả, vì "tình yêu là thứ chẳng thể giải thích được bằng lời". "Bố mẹ biết chuyện ra sức cấm đoán, thậm chí từ mặt, không gửi tiền cho tôi, nhưng tình cảm tôi dành cho Lam vẫn không thay đổi", Ngọc Anh nói về Lam đầy hạnh phúc.
Cả hai đều nhận rất ít trợ cấp từ gia đình nên họ cùng nhau làm thêm chia sẻ gánh nặng về kinh tế. Sau giờ học, Ngọc Anh tranh thủ đi ship đồ, nhận bài đạo diễn múa, còn La Lam làm thêm nhiều việc vặt, thi thoảng có ai nhờ viết tiểu phẩm ngắn, đi diễn... Nhiều lần cả hai cùng nhau nấu cháo hay chia nhau cái bánh mỳ cho đỡ đói. Dù cuộc sống thiếu thốn nhưng tình cảm hai người càng thêm khăng khít, họ đã ở bên nhau gần một năm nay.
Chính Ngọc Anh là người đồng hành, phụ giúp Lam trong nhiều cuộc thi như Ngôi sao chuyển giới Việt Nam 2016 hay Người đẹp chuyển giới diễn ra tại Ninh Bình. Cả hai cuộc thi Lam đều đoạt giải thí sinh tài năng.
Đôi bạn trẻ tâm sự họ đã quá quen với việc bị người khác chỉ trỏ, bàn tán sau lưng, nên không còn để ý tới chuyện đó. Mục tiêu của cả hai hiện giờ là tình cảm của họ được gia đình hai bên chấp nhận, sau khi ra trường có việc làm, có thu nhập tốt để Lam có tiền phẫu thuật chuyển giới, trở thành con gái thực thụ như mơ ước của cô bấy lâu nay.
Tuệ Minh
Ngày Ngọc Anh mới công khai tình cảm với Lam, nhiều bạn bè của anh phản đối dữ dội. Họ nói thiếu gì con gái mà anh phải đi yêu người chuyển giới. Nhưng Ngọc Anh bỏ ngoài tai tất cả, vì "tình yêu là thứ chẳng thể giải thích được bằng lời". "Bố mẹ biết chuyện ra sức cấm đoán, thậm chí từ mặt, không gửi tiền cho tôi, nhưng tình cảm tôi dành cho Lam vẫn không thay đổi", Ngọc Anh nói về Lam đầy hạnh phúc.
Cả hai đều nhận rất ít trợ cấp từ gia đình nên họ cùng nhau làm thêm chia sẻ gánh nặng về kinh tế. Sau giờ học, Ngọc Anh tranh thủ đi ship đồ, nhận bài đạo diễn múa, còn La Lam làm thêm nhiều việc vặt, thi thoảng có ai nhờ viết tiểu phẩm ngắn, đi diễn... Nhiều lần cả hai cùng nhau nấu cháo hay chia nhau cái bánh mỳ cho đỡ đói. Dù cuộc sống thiếu thốn nhưng tình cảm hai người càng thêm khăng khít, họ đã ở bên nhau gần một năm nay.
Chính Ngọc Anh là người đồng hành, phụ giúp Lam trong nhiều cuộc thi như Ngôi sao chuyển giới Việt Nam 2016 hay Người đẹp chuyển giới diễn ra tại Ninh Bình. Cả hai cuộc thi Lam đều đoạt giải thí sinh tài năng.
Đôi bạn trẻ tâm sự họ đã quá quen với việc bị người khác chỉ trỏ, bàn tán sau lưng, nên không còn để ý tới chuyện đó. Mục tiêu của cả hai hiện giờ là tình cảm của họ được gia đình hai bên chấp nhận, sau khi ra trường có việc làm, có thu nhập tốt để Lam có tiền phẫu thuật chuyển giới, trở thành con gái thực thụ như mơ ước của cô bấy lâu nay.
Tuệ Minh
Thiếu nữ Yên Bái 20 năm chật vật sống trong hình hài đàn ông
Reviewed by Unknown
on
tháng 11 10, 2016
Rating: