BÊN TRONG "NHÀ HẠNH PHÚC" Ở TRẠI GIAM
Trại giam, nơi cách ly những người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, nhưng cũng chính ở đây đã tồn tại một địa chỉ thường được gọi với những cái tên như “nhà hạnh phúc” hay “nhà 24 giờ”, “buồng vợ chồng”…
Đây là phần thưởng dành cho những phạm nhân cải tạo tốt, được gặp lại vợ hoặc chồng ngay tại nơi thụ án.
Theo cụ Võ Đình Nhân, nguyên là phó cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam - Bộ Công an, nay đã 88 tuổi thì người có công sáng lập ra buồng hạnh phúc trong trại giam là cụ Hoàng Mai, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam thời kỳ 1960. Khi đó cụ Nhân đang là cục phó, người hỗ trợ đắc lực, cùng đồng chí cục trưởng đặt viên gạch đầu tiên xây dựng những căn phòng này.
Nhà hạnh phúc tại trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang)
Những năm 1960, cả nước có hai loại trại giam: Một là nơi chuyên giam giữ những đối tượng phạm tội hình sự, bị kết án; hai là nơi tập trung cải tạo những thành phần chống phá cách mạng. Đối với nơi tập trung cải tạo, lãnh đạo cục chủ trương không quá khắt khe trong công tác giam giữ, nếu ai cải tạo tốt, tiến bộ sẽ cho phép họ được gặp riêng người thân trong vòng 24 giờ.
Thoạt đầu ý tưởng này của cụ Hoàng Mai đã gặp nhiều ý kiến phản đối quyết liệt. Có người cho rằng đó là nơi giam giữ những người phạm tội, không thể tạo một không gian không thích hợp như vậy. Nhưng Cục trưởng cho rằng đó sẽ là sự động viên lớn đối với những người đang cải tạo. Được gặp gia đình, vợ con, họ sẽ yên tâm cải tạo, lao động tích cực hơn nữa để ngày về ngắn lại.
Mô hình nhà hạnh phúc bây giờ đã được nhiều nơi áp dụng, đằng sau đó là những câu chuyện nghĩa tình không dễ nói ra.
Nhà hạnh phúc được các trại giam xây dựng, bố trí một cách cẩn trọng, như một căn phòng tân hôn. Hình ảnh được chúng tôi ghi lại trong một chuyến công tác tại Trại Phú Sơn và Trại Ngọc Lý.
Đây là niềm mơ ước của không ít phạm nhân, cũng là động lực để họ cải tạo tốt
Lá thư của một người thân phạm nhân xin để cho con dâu được gặp con trai mình đang thụ án, vì cậu con trai là con một, chưa có người nối dõi. Trường hợp này cũng được xem xét, đặc cách
Theo quy định của trại giam, các phạm nhân khi gặp vợ (hoặc chồng) phải thực hiện tốt các biện pháp tránh thai trong quá trình thăm gặp tại buồng hạnh phúc
Niềm hạnh phúc của vợ một phạm nhân khi được vào thăm chồng trong căn nhà 24 giờ
Nhiều người còn đưa cả con vào để thăm bố, tiếng con trẻ, tiếng cười của người lớn làm cho không gian này trở nên vui vẻ hơn
Căn buồng hạnh phúc thường xuyên được các giám thị chăm chút. Hầu hết còn có những chú gấu bông to, xinh xắn đặt ở đầu giường
Cuộc gặp gỡ trong cảnh lao tù của một gia đình
Đây là phần thưởng dành cho những phạm nhân cải tạo tốt, được gặp lại vợ hoặc chồng ngay tại nơi thụ án.
Theo cụ Võ Đình Nhân, nguyên là phó cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam - Bộ Công an, nay đã 88 tuổi thì người có công sáng lập ra buồng hạnh phúc trong trại giam là cụ Hoàng Mai, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam thời kỳ 1960. Khi đó cụ Nhân đang là cục phó, người hỗ trợ đắc lực, cùng đồng chí cục trưởng đặt viên gạch đầu tiên xây dựng những căn phòng này.
Nhà hạnh phúc tại trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang)
Những năm 1960, cả nước có hai loại trại giam: Một là nơi chuyên giam giữ những đối tượng phạm tội hình sự, bị kết án; hai là nơi tập trung cải tạo những thành phần chống phá cách mạng. Đối với nơi tập trung cải tạo, lãnh đạo cục chủ trương không quá khắt khe trong công tác giam giữ, nếu ai cải tạo tốt, tiến bộ sẽ cho phép họ được gặp riêng người thân trong vòng 24 giờ.
Thoạt đầu ý tưởng này của cụ Hoàng Mai đã gặp nhiều ý kiến phản đối quyết liệt. Có người cho rằng đó là nơi giam giữ những người phạm tội, không thể tạo một không gian không thích hợp như vậy. Nhưng Cục trưởng cho rằng đó sẽ là sự động viên lớn đối với những người đang cải tạo. Được gặp gia đình, vợ con, họ sẽ yên tâm cải tạo, lao động tích cực hơn nữa để ngày về ngắn lại.
Mô hình nhà hạnh phúc bây giờ đã được nhiều nơi áp dụng, đằng sau đó là những câu chuyện nghĩa tình không dễ nói ra.
Nhà hạnh phúc được các trại giam xây dựng, bố trí một cách cẩn trọng, như một căn phòng tân hôn. Hình ảnh được chúng tôi ghi lại trong một chuyến công tác tại Trại Phú Sơn và Trại Ngọc Lý.
Đây là niềm mơ ước của không ít phạm nhân, cũng là động lực để họ cải tạo tốt
Lá thư của một người thân phạm nhân xin để cho con dâu được gặp con trai mình đang thụ án, vì cậu con trai là con một, chưa có người nối dõi. Trường hợp này cũng được xem xét, đặc cách
Theo quy định của trại giam, các phạm nhân khi gặp vợ (hoặc chồng) phải thực hiện tốt các biện pháp tránh thai trong quá trình thăm gặp tại buồng hạnh phúc
Niềm hạnh phúc của vợ một phạm nhân khi được vào thăm chồng trong căn nhà 24 giờ
Nhiều người còn đưa cả con vào để thăm bố, tiếng con trẻ, tiếng cười của người lớn làm cho không gian này trở nên vui vẻ hơn
Căn buồng hạnh phúc thường xuyên được các giám thị chăm chút. Hầu hết còn có những chú gấu bông to, xinh xắn đặt ở đầu giường
Cuộc gặp gỡ trong cảnh lao tù của một gia đình
BÊN TRONG "NHÀ HẠNH PHÚC" Ở TRẠI GIAM
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 28, 2016
Rating: