Thực hư tin nam thanh niên Hà Nội chết vì nặn mụn
Mấy ngày nay, có thông tin về một nam thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội chết vì nặn mụn. Tuy nhiên tại bệnh viện Da liễu TƯ không có bệnh nhân nào tử vong vì nặn mụn.
Mấy ngày nay, có thông tin về một nam thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội chết vì nặn mụn. Tuy nhiên tại bệnh viện Da liễu TƯ không có bệnh nhân nào tử vong vì nặn mụn.
Không cấp cứu bệnh nhân nào sốc vì mụn
Theo thông tin ban đầu cho biết Bệnh viện Da liễu T.Ư mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân là anh Nguyễn Văn H. (25 tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, sốt cao, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh, tím các đầu chi, đái ít. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng.
Trước đó 5 ngày, bệnh nhân nặn mụn trứng cá trên mặt, sau đó xuất hiện một nốt ở mũi sưng to và đau, sốt cao. Bệnh nhân đã mua kháng sinh về uống nhưng không đỡ và ngày càng nặng. Dù được thở oxy, lọc máu nhưng do tình trạng sốc quá nặng, bệnh nhân đã tử vong.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, PGS Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định bệnh viện không tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nào bị tử vong sau khi nặn mụn những ngày gần đây. Bác sĩ Thường cho biết 30 năm công tác tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho đến nay bệnh viện chưa cấp cứu trường hợp nào như thế. Bởi các trường hợp cấp cứu vì sốc nhiễm trùng thường là bệnh viện Bạch Mai hoặc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
PGS Thường cho biết tại bệnh viện cho đến thời điểm này cũng không có bác sĩ nào tên là Ngô Thanh Loan nên không biết bác sĩ Loan này công tác ở đâu. Bác sĩ Thường lo lắng “bệnh viện chúng tôi chỉ có hai bác sĩ tên là Lan. Tuy nhiên, cả hai bác sĩ này đều không trả lời báo chí”.
Mụn đinh râu có thể giật méo miệng
Câu chuyên tử vong vì nặn mụn trứng cá, PGS Thường cho biết việc nặn mụn trứng cá nhất là các mụn đinh râu có thể gây nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng máu và tử vong nếu người bị mụn trứng cá nặn không đúng cách, khi tay còn bẩn. Vết thương hở sau khi nặn mụn cũng có thể bội nhiễm thêm các vi khuẩn, vi trùng khác. Nếu không biết điều trị có thể tử vong vì biến chứng sốc nhiễm trùng. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều.
Hiện nay, PGS Thường khuyến cáo nhiều người sau khi mặt có mụn tự ý nặn mụn dẫn đến nhiễm trùng, viêm da. Đặc biệt mụn đinh râu là mụn mọc ở quanh miệng, khu vực có râu. Mụn đinh râu rất nguy hiểm, nếu tự ý nặn có thể giật méo miệng vì khu vực này có nhiều mạch máu, dây thần kinh. Nếu nặn mụn đinh râu rất dễ nhiễm trùng máu vì máu đi vào hệ tuần hoàn nhanh nhất.
Khi vi khuẩn từ các mụn nhọt ở đây lọt vào hệ thống tĩnh mạch sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu - một loại nhiễm trùng toàn thân, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ tử vong, ngay cả khi được điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong cũng cao.
Để điều trị các mụn nhọt thông thường, chỉ cần bôi thuốc sát trùng như Betadine, cồn lode 3%, hoặc ngâm tay, ngâm chân vào nước muối đặc. Khi nhọt đã “chín” thì chích mủ, nhưng phải đảm bảo vô trùng, tuyệt đối không được nặn nhọt non.
Trong trường hợp nhọt to có sốt cao hay bị đinh râu, hậu bối có nhiễm khuẩn thì phải sử dụng kháng sinh liều cao và được điều trị tại bệnh viện. Để phòng mụn nhọt, ta phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn.
PGS Thường nhấn mạnh cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.
Mấy ngày nay, có thông tin về một nam thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội chết vì nặn mụn. Tuy nhiên tại bệnh viện Da liễu TƯ không có bệnh nhân nào tử vong vì nặn mụn.
Không cấp cứu bệnh nhân nào sốc vì mụn
Theo thông tin ban đầu cho biết Bệnh viện Da liễu T.Ư mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân là anh Nguyễn Văn H. (25 tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, sốt cao, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh, tím các đầu chi, đái ít. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng.
Trước đó 5 ngày, bệnh nhân nặn mụn trứng cá trên mặt, sau đó xuất hiện một nốt ở mũi sưng to và đau, sốt cao. Bệnh nhân đã mua kháng sinh về uống nhưng không đỡ và ngày càng nặng. Dù được thở oxy, lọc máu nhưng do tình trạng sốc quá nặng, bệnh nhân đã tử vong.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, PGS Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định bệnh viện không tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nào bị tử vong sau khi nặn mụn những ngày gần đây. Bác sĩ Thường cho biết 30 năm công tác tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho đến nay bệnh viện chưa cấp cứu trường hợp nào như thế. Bởi các trường hợp cấp cứu vì sốc nhiễm trùng thường là bệnh viện Bạch Mai hoặc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
PGS Thường cho biết tại bệnh viện cho đến thời điểm này cũng không có bác sĩ nào tên là Ngô Thanh Loan nên không biết bác sĩ Loan này công tác ở đâu. Bác sĩ Thường lo lắng “bệnh viện chúng tôi chỉ có hai bác sĩ tên là Lan. Tuy nhiên, cả hai bác sĩ này đều không trả lời báo chí”.
Mụn đinh râu có thể giật méo miệng
Câu chuyên tử vong vì nặn mụn trứng cá, PGS Thường cho biết việc nặn mụn trứng cá nhất là các mụn đinh râu có thể gây nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng máu và tử vong nếu người bị mụn trứng cá nặn không đúng cách, khi tay còn bẩn. Vết thương hở sau khi nặn mụn cũng có thể bội nhiễm thêm các vi khuẩn, vi trùng khác. Nếu không biết điều trị có thể tử vong vì biến chứng sốc nhiễm trùng. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều.
Hiện nay, PGS Thường khuyến cáo nhiều người sau khi mặt có mụn tự ý nặn mụn dẫn đến nhiễm trùng, viêm da. Đặc biệt mụn đinh râu là mụn mọc ở quanh miệng, khu vực có râu. Mụn đinh râu rất nguy hiểm, nếu tự ý nặn có thể giật méo miệng vì khu vực này có nhiều mạch máu, dây thần kinh. Nếu nặn mụn đinh râu rất dễ nhiễm trùng máu vì máu đi vào hệ tuần hoàn nhanh nhất.
Khi vi khuẩn từ các mụn nhọt ở đây lọt vào hệ thống tĩnh mạch sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu - một loại nhiễm trùng toàn thân, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ tử vong, ngay cả khi được điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong cũng cao.
Để điều trị các mụn nhọt thông thường, chỉ cần bôi thuốc sát trùng như Betadine, cồn lode 3%, hoặc ngâm tay, ngâm chân vào nước muối đặc. Khi nhọt đã “chín” thì chích mủ, nhưng phải đảm bảo vô trùng, tuyệt đối không được nặn nhọt non.
Trong trường hợp nhọt to có sốt cao hay bị đinh râu, hậu bối có nhiễm khuẩn thì phải sử dụng kháng sinh liều cao và được điều trị tại bệnh viện. Để phòng mụn nhọt, ta phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn.
PGS Thường nhấn mạnh cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.
Thực hư tin nam thanh niên Hà Nội chết vì nặn mụn
Reviewed by Unknown
on
tháng 9 07, 2015
Rating: