Cách Chữa buồn nôn khi say rượu
Nhiều người vẫn băn khoăn về phương pháp chữa buồn nôn khi say rượu, tuy nhiên khi say rượu việc kích thích nôn là phương pháp giúp người say nhanh chóng tỉnh táo
Say rượu là tình trạng uống quá chén, vượt quá tửu lượng cơ thể có thể chấp nhận được. Khi say rượu thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đau đầu, chóng mặt, mất kiểm soát hành động, lời nói, đặc biệt say rượu gây ra cảm giác buồn nôn. Vậy chữa buồn nôn khi say rượu nên hiểu như thế nào?
Chữa buồn nôn khi say rượu được hiểu là kích thích người say nôn hết thức ăn và lượng cồn trong rượu đã được nạp vào cơ thể. Việc kích thích nôn vừa giúp người say nhanh chóng đào thải lượng cồn ra khỏi cơ thể, đồng thời sau khi nôn hết chất độc trong rượu ra ngoài, người say sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời nhanh chóng tỉnh táo hơn.
Tuyệt đối, không nên kiềm chế nôn, nhiều người cho rằng khi say nên cho người say uống thuốc chống nôn, hoặc kiềm chế nôn. Đây là một phương pháp sai lầm, bởi nếu những chất độc trong rượu khi được giữ lại trong cơ thể sẽ gây gánh nặng lên gan, lâu ngày sẽ làm tổn thương và gây các bệnh về gan như xơ gan.
Tốt nhất, nên cho người say uống nước, sau đó tác động cơ học bằng cách đưa ngón tay vào uống lưỡi kích thích nôn.
Sau khi người say nôn hết các chất độc ra ngoài, có thể pha một cốc nước gừng ấm thêm vào vài giọt mật ong để giúp kích thích lưu thông máu, nâng nhiệt cơ thể, giúp người say chống lại chứng trúng gió khi say rượu.
Khi bị say rượu, tốt nhất nên ngủ đủ giấc và thức dậy bằng một bữa sáng bằng những thức ăn giúp thấm dịch vị dạ dày như cơm, bánh mì.
Ngoài ra, có thể bổ sung một số loại nước uống từ trái cây như cam ép, bưởi ép, nước dừa, vừa giúp người say bổ sung lượng nước trong cơ thể, đồng thời cân bằng chất điện giải.
MỘT SỐ THỨC UỐNG GIẢI RƯỢU
1. Nước Mía: Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
2. Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
3. Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
4. Đậu xanh: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
5. Nước ép rau muống, nước sắn dây: Rửa sạch 500g rau muống tươi giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
Bạn cũng có thể pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
6. Nước ép cà chua chín: Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.
7. Nước bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
8. Cà phê đậm đặc: Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
9. Chè xanh: Uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu. Đặc biệt một ly trà atiso sẽ vô cùng tốt vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say.
10. Nước hồ cháo nóng: Một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ giúp bạn hết say vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.
Những cách trên chỉ làm giảm bớt phần nào tác hại của rượu. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của mình điều quan trọng nhất là chỉ uống ở mức vừa phải, phù hợp với thể trạng và sức chịu đựng của mình, chỉ uống rượu của các hãng rượu có tín nhiệm.
Đặc biệt, dịp tết cổ truyền đang tới gần, vào mỗi dịp lễ hội, sum họp bạn bè,…mỗi người cần biết dừng đúng lúc, bảo vệ sức khỏe và đón tết khỏe mạnh.
Theo Tổng Hợp
Say rượu là tình trạng uống quá chén, vượt quá tửu lượng cơ thể có thể chấp nhận được. Khi say rượu thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đau đầu, chóng mặt, mất kiểm soát hành động, lời nói, đặc biệt say rượu gây ra cảm giác buồn nôn. Vậy chữa buồn nôn khi say rượu nên hiểu như thế nào?
Chữa buồn nôn khi say rượu được hiểu là kích thích người say nôn hết thức ăn và lượng cồn trong rượu đã được nạp vào cơ thể. Việc kích thích nôn vừa giúp người say nhanh chóng đào thải lượng cồn ra khỏi cơ thể, đồng thời sau khi nôn hết chất độc trong rượu ra ngoài, người say sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời nhanh chóng tỉnh táo hơn.
Tuyệt đối, không nên kiềm chế nôn, nhiều người cho rằng khi say nên cho người say uống thuốc chống nôn, hoặc kiềm chế nôn. Đây là một phương pháp sai lầm, bởi nếu những chất độc trong rượu khi được giữ lại trong cơ thể sẽ gây gánh nặng lên gan, lâu ngày sẽ làm tổn thương và gây các bệnh về gan như xơ gan.
Chữa buồn nôn khi say rượu bằng cách nào?
Tốt nhất, nên cho người say uống nước, sau đó tác động cơ học bằng cách đưa ngón tay vào uống lưỡi kích thích nôn.
Sau khi người say nôn hết các chất độc ra ngoài, có thể pha một cốc nước gừng ấm thêm vào vài giọt mật ong để giúp kích thích lưu thông máu, nâng nhiệt cơ thể, giúp người say chống lại chứng trúng gió khi say rượu.
Khi bị say rượu, tốt nhất nên ngủ đủ giấc và thức dậy bằng một bữa sáng bằng những thức ăn giúp thấm dịch vị dạ dày như cơm, bánh mì.
Ngoài ra, có thể bổ sung một số loại nước uống từ trái cây như cam ép, bưởi ép, nước dừa, vừa giúp người say bổ sung lượng nước trong cơ thể, đồng thời cân bằng chất điện giải.
MỘT SỐ THỨC UỐNG GIẢI RƯỢU
1. Nước Mía: Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
2. Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
3. Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
4. Đậu xanh: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
5. Nước ép rau muống, nước sắn dây: Rửa sạch 500g rau muống tươi giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
Bạn cũng có thể pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
6. Nước ép cà chua chín: Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.
7. Nước bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
8. Cà phê đậm đặc: Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
9. Chè xanh: Uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu. Đặc biệt một ly trà atiso sẽ vô cùng tốt vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say.
10. Nước hồ cháo nóng: Một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ giúp bạn hết say vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.
Những cách trên chỉ làm giảm bớt phần nào tác hại của rượu. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của mình điều quan trọng nhất là chỉ uống ở mức vừa phải, phù hợp với thể trạng và sức chịu đựng của mình, chỉ uống rượu của các hãng rượu có tín nhiệm.
Đặc biệt, dịp tết cổ truyền đang tới gần, vào mỗi dịp lễ hội, sum họp bạn bè,…mỗi người cần biết dừng đúng lúc, bảo vệ sức khỏe và đón tết khỏe mạnh.
Theo Tổng Hợp
Cách Chữa buồn nôn khi say rượu
Reviewed by Unknown
on
tháng 4 15, 2015
Rating: